Chương trình Chất lượng cao ngành HTTT tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2014. Từ năm 2022, chương trình chất lượng cao được tích hợp vào chương trình đào tạo chuẩn theo đề án tuyển sinh mới của Trường.
1. Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình đào tạo đại trà (chương trình chuẩn) của ngành Hệ thống Thông tin có chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình tương tự nhau nhưng chuẩn đầu ra của chương trình chất lượng cao có trình độ năng lực ngoại ngữ, chuyên môn cao hơn chương trình đại trà nhờ có hệ thống hỗ trợ đặc biệt của Trường cùng với đội ngũ giảng viên lý thuyết có trình độ cao đáp ứng tiêu chuẩn năng lực theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT cho chương trình này và đội ngũ trợ giảng lý thuyết, thực hành.
Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình chất lượng cao cao hơn một bậc so với chương trình đại trà (bậc 4/6 theo đúng quy định tại thông tư 23/TT-BGDĐT), một số chuẩn đầu ra quan trọng về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn có mức độ năng lực cao hơn so với chương trình đại trà. Sự khác biệt này đạt được là nhờ những yếu tố chính yếu sau đây:
- Chương trình đào tạo ngoại ngữ được thiết kế riêng, theo hướng tăng cường số tiết học, học lớp nhỏ và sinh viên được chia lớp tùy theo từng trình độ nhằm giúp sinh viên dễ dàng đạt được năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu cao và tăng cường khả năng tương tác hiệu quả của giảng viên trong giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, sinh viên được học một số môn học chuyên ngành bằng ngoại ngữ, điều này sẽ mang lại hiệu quả rõ nét so với chương trình chính quy đại trà.
- Lớp học chất lượng cao có sĩ số nhỏ giúp cho giảng viên có thể theo sát tình hình học tập của sinh viên. Ngoài ra, lớp học được bố trí trợ giảng để hỗ trợ giảng viên lý thuyết hướng dẫn sinh viên, chấm bài tập trên lớp bên cạnh đội ngũ giảng viên khác hướng dẫn thực hành cho sinh viên. Nhờ vận dụng lý thuyết và thực hành nhiều hơn, kỹ năng chuyên môn của sinh viên chất lượng cao cũng được nâng cao và được theo dõi qua từng giai đoạn của mỗi môn học.
Trường có hệ thống đội ngũ cán bộ phục vụ, hỗ trợ dành cho chương trình này, điều này mang lại hiệu quả cao, giúp chương trình đạt được chuẩn đầu ra như mong đợi. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên chương trình chất lượng cao còn được tạo điều kiện tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như: tham quan các công ty, team-building, câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ năng khiếu, mời các doanh nghiệp về chia sẽ kinh nghiệm phỏng vấn, viết CV, các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn…để nâng cao ý thức của sinh viên về nghề nghiệp và kỹ năng mềm.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Chất lượng cao (CLC) được xây dựng dựa trên các điều khoản sau trong Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ Đại học, được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
- Điều 5, Mục 2: Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao phải cao hơn của CTĐT đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).
- Điều 12, Mục 3a: Sinh viên chương trình CLC không đủ điều kiện để tiếp tục học tập chương trình CLC theo quy định của cơ sở đào tạo thì phải chuyển sang học CTĐT đại trà hoặc thôi học theo quy định của cơ sở đào tạo.
- Điều 12, Mục 3b: Sinh viên đang học CTĐT đại trà nếu có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của cơ sở đào tạo có thể được xem xét tiếp nhận vào học chương trình CLC.
Để tạo điều kiện cho Sinh viên trong CTĐT đại trà và CTCLC có thể thay đổi CTĐT trong quá trình học, Bảng CĐR chương trình CLC cho ngành Hệ thống thông tin được xây dựng như CTĐT chính quy ngành Hệ thống thông tin. Tuy nhiên, trình độ năng lực của một số chuẩn đầu ra môn học trong CTĐT CLC sẽ cao hơn so với CTĐT chính quy (áp dụng Điều 5/Mục 2), nhấn mạnh đến yếu tố đạt được mục tiêu về CĐR về ngoại ngữ và thực hành, đặc biệt là các môn học cơ sở ngành, chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Những môn học có sự khác biệt với chương trình đại trà được gọi chung là môn học chất lượng cao và được trình bày chi tiết trong mục 2.
Sinh viên chương trình chất lượng cao, ngoài việc hoàn thành Anh văn 1, Anh văn 2, Anh văn 3 như chương trình đại trà còn bắt buộc hoàn thành thêm Anh văn 4 và Anh văn 5 theo Quyết định số 547/QĐ-ĐHCNTT về ban hành quy định đào tạo ngoại ngữ đối với hệ đại học chính quy của Trường ĐHCNTT
2. Hình thức và thời gian đào tạo
Hình thức đào tạo: chính quy tập trung.
Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ chính).
3. CHUẨN ĐẦU RA (áp dụng cho Khóa 2021)
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành Hệ thống thông tin đáp ứng các chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
- Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và khả năng vận dụng vào chuyên ngành (LO 1) (abet 3a).
- Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành hệ thống thông tin và ứng dụng vào thực tiễn (LO 2) (abet 3b, c).
- Có khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành hệ thống thông tin (LO 3) (abet 3e, cdio 2.1)
- Có kỹ năng khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu (LO 4), (abet 3b)
- Có tư duy hệ thống, có khả năng phân tích, thiết kế các thành phần hoặc toàn bộ hệ thống thuộc lĩnh vực HTTT (LO 5) (abet 3c)
- Nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời, tự học các kiến thức bổ trợ để phục vụ cho hướng công việc tương lai. Có hiểu biết về các giá trị đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp (LO 6) (abet 3i, 3f)
- Có kỹ năng làm việc nhóm (LO 7) (abet 3d)
- Có kỹ năng giao tiếp (LO 8) (abet 3g)
- Có kỹ năng ngoại ngữ (LO 9)
- Hiểu nhu cầu xã hội, tác động của công nghệ mới đối với xã hội, kinh tế toàn cầu. Có khả năng hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội, hỗ trợ hoạt động tác nghiệp, quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, khởi nghiệp và sáng tạo (LO 10) (abet 3j)
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy giống chương trình chính quy đại trà nhưng có thêm 02 môn Anh Văn 4 và Anh Văn 5 được giảng dạy trong Học kỳ 4 và Học kỳ 5. Tổng số tín chỉ tích lũy của CTĐT chất lượng cao là 148 tín chỉ do bổ sung 2 môn Anh văn 4,5
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 16 (2021 – 2025), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa16
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 15 (2020 – 2024), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa15
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 14 (2019 – 2023), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa14
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 13 (2018 – 2022), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa13
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 12 (2017 – 2022), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa12
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 11 (2016 – 2021), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa11
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 10 (2015 – 2020), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa10
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 9 (2014 – 2019), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa9
4.1 Các môn học có sự nâng cao về chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao phải cao hơn của CTĐT đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm.
Chẳng hạn, sự khác biệt này được thể hiện qua một số các kỹ năng cụ thể như sau:
Kỹ năng |
Nội dung |
1. |
Quản lý thông tin |
2. |
Phát biểu bài toán |
3. |
Hình thành giả thiết, khảo sát tài liệu, thử nghiệm, kiểm chứng và bảo vệ luận điểm |
4. |
Điều hành hoạt động nhóm |
5. |
Giao tiếp bằng văn bản (trong đó có tiếng Anh) |
6. |
Thuyết trình |
7. |
Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng ngoại ngữ |
8. |
Hiểu nhu cầu, xác định mục tiêu, chức năng, thành phần và kiến trúc của hệ thống |
9. |
Mô hình hóa hệ thống |
10. |
Quản lý dự án |
11. |
Thiết kế, triển khai và tích hợp hệ thống |
Các kỹ năng này được nâng cao với chất lượng cao hơn thông qua các môn học sau:
STT |
Môn học |
1 |
Cơ sở dữ liệu |
2 |
Phân tích thiết kế HTTT |
3 |
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp |
4 |
Hệ quản trị CSDL |
5 |
Khai thác dữ liệu |
6 |
Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động |
7 |
Phân tích dữ liệu kinh doanh |
8 |
Hệ hỗ trợ quyết định |
9 |
Phát triển ứng dụng Web |
10 |
Thương mại điện tử |
11 |
Dữ liệu lớn |
12 |
Điện toán đám mây |
4.2 Các môn giảng dạy bằng tiếng Anh, song ngữ
Ngoài việc tăng cường tiếng Anh trong các môn học, khuyến khích giảng dạy môn học bằng tiếng Anh hoặc song ngữ. Trong giai đoạn đầu, ưu tiên giảng dạy một số môn học thuộc khối kiến thức chuyên nghiệp (khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành) bằng tiếng Anh.
Cụ thể như sau:
STT |
Mã HP |
Tên học phần (tiếng Việt) |
Tên học phần (tiếng Anh) |
Tín chỉ |
Ngôn ngữ giảng dạy |
Giảng viên giảng dạy |
Trình độ Tiếng Anh |
|
Chứng chỉ bậc 5/6 (Loại chứng chỉ) |
Tốt nghiệp nước ngoài có luận văn viết bằng Tiếng Anh (tên nước) |
|||||||
1 |
IT004 |
Cơ sở dữ liệu | Fundamentals of Database Systems |
4 |
Song ngữ |
Nguyễn Thanh Bình |
Hàn Quốc |
|
2 |
IS201 |
Phân tích thiết kế HTTT | Information System Analysis and Design |
4 |
Tiếng Anh |
Cao Thị Nhạn |
Hàn Quốc |
|
3 |
IS254 |
Hệ hỗ trợ quyết định | Decision Support Systems |
3 |
Tiếng Anh |
Huỳnh Hữu Việt |
Úc |
|
4 |
IS210 |
Hệ quản trị CSDL | Database Manegment Systems |
4 |
Tiếng Anh |
Đỗ Phúc |
5/6 |
|
5 |
IS252 |
Khai thác dữ liệu | Data mining |
4 |
Tiếng Anh |
Cao Thị Nhạn |
Hàn Quốc |
|
6 |
NT118 |
Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động | Mobile Application Development |
3 |
Tiếng Anh |
Lê Trung Quân |
Áo |
|
7 |
IS403 |
Phân tích dữ liệu kinh doanh | Data Analysis in Business |
3 |
Tiếng Anh |
Nguyễn Đình Thuân |
Cử nhân ngoại ngữ |
|
8 |
IS334 |
Thương mại điện tử | E-commerce |
3 |
Tiếng Anh |
Đỗ Duy Thanh |
Đức |
|
9 |
IS336 |
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp | Enterprise Resource Planning |
4 |
Song ngữ |
Đỗ Duy Thanh |
Đức |
|
10 |
IS207 |
Phát triển ứng dụng Web | Web application development |
4 |
Song ngữ |
Vũ Minh Sang |
Úc |
|
11 |
IS405 |
Dữ liệu lớn | Big data |
4 |
Tiếng Anh |
Lê Đình Duy |
Nhật |
|
12 |
IS402 |
Điện toán đám mây | Cloud Computing |
3 |
Song ngữ |
Nguyễn Thanh Bình |
Hàn |
|
Tổng cộng
– Song ngữ – Tiếng Anh |
43 15 |
5. Điều kiện tốt nghiệp
Công nhận tốt nghiệp:
- Sinh viên đã tích lũy tối thiểu số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đã hoàn thành các môn học bắt buộc đối với chuyên ngành đăng ký tốt nghiệp, trình độ Anh văn đạt theo quy định của Trường.
- Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác theo Quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghệ Thông tin.
![]() |
![]() |
CHUẨN ĐẦU RA CỦA NGÀNH HTTT CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
(Áp dụng Khóa 2020)
NỘI DUNG |
|||
1 | Kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội | ||
1 | 1 | Kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên | |
1 | 2 | Kiến thức nền tảng về khoa học xã hội | |
2 | Kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành HTTT | ||
2 | 1 | Kiến thức kiến trúc máy tính | |
2 | 2 | Kiến thức hệ điều hành | |
2 | 3 | Kiến thức mạng máy tính và truyền thông | |
2 | 4 | Kiến thức lập trình | |
2 | 5 | Kiến thức giải thuật | |
2 | 6 | Kiến thức quản lý thông tin | |
2 | 7 | Kiến thức ngành | |
3 | Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề | ||
3 | 1 | Xác định và phát biểu bài toán | |
3 | 1 | 1 | Phân tích các dữ kiện |
3 | 1 | 2 | Mô tả bài toán |
3 | 2 | Mô hình hóa | |
3 | 2 | 1 | Các giả thiết của bài toán |
3 | 2 | 2 | Các mô hình ý niệm và định tính |
3 | 2 | 3 | Các mô hình định lượng và mô phỏng |
3 | 3 | Uớc lượng và giải pháp | |
3 | 3 | 1 | Đề xuất giải pháp |
3 | 3 | 2 | Ước lượng kết quả |
3 | 3 | 3 | Thiết kế các giải pháp thay thế |
3 | 4 | Kết quả và khuyến nghị | |
3 | 4 | 1 | Kết quả các giải pháp và kiểm tra |
3 | 4 | 2 | Phân tích, đối chiếu kết quả khác biệt |
3 | 4 | 3 | Tổng hợp và khuyến nghị |
4 | Kỹ năng nghiên cứu khoa học | ||
4 | 1 | Hình thành giả thuyết | |
4 | 1 | 1 | Lựa chọn câu hỏi hình thành giả thuyết |
4 | 1 | 2 | Liệt kê giả thuyết |
4 | 2 | Khảo sát tài liệu | |
4 | 2 | 1 | Sử dụng tài liệu liên quan, đánh giá và chắt lọc thông tin thông qua mục lục online, cơ sở dữ liệu, và công cụ tìm kiếm |
4 | 2 | 2 | Sắp xếp và phân loại thông tin đã chắt lọc |
4 | 2 | 3 | Đánh giá tính hợp lệ của thông tin và độ tin cậy |
4 | 2 | 4 | Rút trích dữ liệu và trích dẫn các nguồn thông tin liên quan |
4 | 3 | Thử nghiệm | |
4 | 3 | 1 | Ước lượng dữ liệu |
4 | 3 | 2 | Chọn lựa và áp dụng mô hình dữ liệu |
4 | 4 | Kiểm chứng giả thuyết và bảo vệ luận điểm | |
4 | 4 | 1 | Đề xuất mô hình dữ liệu qua các phương pháp thống kê |
4 | 4 | 2 | Xác định những hạn chế của mô hình dữ liệu đã sử dụng |
4 | 4 | 3 | Kết luận |
4 | 4 | 4 | Đánh giá khả năng cải tiến |
5 | Tư duy hệ thống | ||
5 | 1 | Nhìn tổng thể về hệ thống | |
5 | 1 | 1 | Giải thích mục đích, nguyên tắc của hệ thống |
5 | 1 | 2 | Xác định hệ thống chính, phụ và các thành phần |
5 | 1 | 3 | Xác định các đặc điểm chính (‘luật’) của hệ thống |
5 | 1 | 4 | Xác định phân bổ nguồn lực cho hệ thống |
5 | 2 | Những phát sinh và tương tác trong hệ thống | |
5 | 2 | 1 | Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của hệ thống (“đầu vào”, “đầu ra”, “thông số”, “phản hồi”,..) |
5 | 2 | 2 | Phân tích tác động của các yếu tố đến hệ thống (mối liên hệ, tương tác, chức năng) |
6 | Đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân | ||
6 | 1 | Tư duy phản biện | |
6 | 1 | 1 | Mục tiêu và phát biểu vấn đề |
6 | 1 | 2 | Xác định những mâu thuẫn và giả thiết cơ bản |
6 | 1 | 3 | Minh chứng, thông tin và dữ kiện hỗ trợ |
6 | 1 | 4 | Sử dụng các kĩ năng tư duy phản biện (phân tích, so sánh, đánh giá,…) |
6 | 1 | 5 | Điều chỉnh các quan điểm khác nhau |
6 | 1 | 6 | Kiểm tra các giả thuyết và kết luận |
6 | 2 | Rèn luyện và học tập suốt đời | |
6 | 2 | 1 | Động cơ học tập suốt đời của bản thân |
6 | 2 | 2 | Sử dụng các phương pháp và kỹ năng học tập (thiết lập mục tiêu, kế hoạch học tập, tổ chức/tóm tắt thông tin, tiếp nhận thông tin phản hồi, …) để tìm kiếm tri thức và công nghệ mới |
6 | 3 | Quản lý thời gian và nguồn lực | |
6 | 3 | 1 | Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên |
6 | 3 | 2 | Tầm quan trọng/tính cấp bách của công việc |
6 | 4 | Đạo đức, trung thực và trách nhiệm xã hội | |
6 | 4 | 1 | Xác định những giá trị đạo đức cơ bản |
6 | 4 | 2 | Xác định các hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức và các hệ thống giá trị |
6 | 5 | Hành xử chuyên nghiệp | |
6 | 5 | 1 | Xác định phong cách chuyên nghiệp nơi làm việc và trong xã hội |
6 | 5 | 2 | Sử dụng tác phong văn minh, lịch sự nơi làm việc và trong xã hội |
6 | 6 | Chủ động xác định tầm nhìn và mục tiêu cuộc sống | |
6 | 6 | 1 | Tầm nhìn cá nhân cho tương lai |
6 | 6 | 2 | Những đóng góp của cá nhân cho xã hội |
6 | 7 | Luôn cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực | |
6 | 7 | 1 | Phân tích công nghệ mới |
6 | 7 | 2 | Xác định tác động của thực tiễn và công nghệ mới |
7 | Kỹ năng làm việc nhóm | ||
7 | 1 | Hình thành nhóm | |
7 | 1 | 1 | Xác định vai trò từng thành viên và tác động của thành viên lên hiệu quả của nhóm |
7 | 1 | 2 | Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của nhóm |
7 | 2 | Điều hành hoạt động nhóm | |
7 | 2 | 1 | Xác định mục tiêu và những việc phải làm |
7 | 2 | 2 | Lập lịch và địa điểm cho các cuộc họp |
7 | 2 | 3 | Áp dụng các quy tắc làm việc nhóm |
7 | 2 | 4 | Giao tiếp hiệu quả (chủ động lắng nghe, cộng tác, cung cấp và tiếp nhận thông tin,..) |
7 | 2 | 5 | Hình thành các giải pháp cho các vấn đề được phân công |
7 | 2 | 6 | Thể hiện tinh thần hợp tác ở bất cứ vai trò nào |
7 | 2 | 7 | Thương lượng, thỏa thuận, điều chỉnh các xung đột |
8 | Kỹ năng giao tiếp | ||
8 | 1 | Chiến lược giao tiếp | |
8 | 1 | 1 | Phân tích các tình huống giao tiếp (ví dụ: mục đích, đối tượng, ngữ cảnh) |
8 | 1 | 2 | Xác định mục tiêu giao tiếp |
8 | 1 | 3 | Lựa chọn nội dung có liên quan |
8 | 1 | 4 | Xác định cấu trúc và phong cách giao tiếp phù hợp |
8 | 1 | 5 | Sử dụng phương tiện đa truyền thông thích hợp và giao tiếp đồ họa (ví dụ như email, thư thoại, hội nghị truyền hình, bảng biểu và biểu đồ, phác thảo và hình vẽ) |
8 | 2 | Giao tiếp bằng văn bản | |
8 | 2 | 1 | Tổ chức bài viết và sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và chính xác |
8 | 2 | 2 | Sử dụng đúng ngữ pháp, chính tả và dấu chấm câu |
8 | 3 | Giao tiếp trực quan | |
8 | 3 | 1 | Chuẩn bị bài thuyết trình bằng điện tử |
8 | 3 | 2 | Các hình thức giao tiếp chuẩn của email, lời nhắn, và hội thảo qua video |
8 | 3 | 3 | Các hình thức giao tiếp khác nhau (biểu đồ, trang web, …) |
8 | 4 | Thuyết trình | |
8 | 4 | 1 | Sử dụng những nguyên tắc thiết kế để thiết kế và bố trí bài thuyết trình |
8 | 4 | 2 | Trình bày rõ ràng, mạch lạc |
8 | 4 | 3 | Sử dụng giao tiếp không lời (ví dụ như tư thế, cử chỉ, ánh mắt) |
8 | 5 | Đặt câu hỏi, lắng nghe và đối thoại | |
8 | 5 | 1 | Lắng nghe chủ động, tích cực trong một loạt các tình huống giao tiếp (ví dụ: làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi,…) |
8 | 5 | 2 | Hình thành câu hỏi và trả lời câu hỏi hiệu quả |
9 | Kỹ năng ngoại ngữ | ||
9 | 1 | Kỹ năng giao tiếp nói, viết tổng quát | |
9 | 1 | 1 | Nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh |
9 | 2 | Đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ | |
9 | 2 | 1 | Các thuật ngữ chuyên môn cơ bản |
9 | 2 | 2 | Đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ |
10 | Hiểu bối cảnh và nhu cầu xã hội và có kỹ năng xây dựng ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai ứng dụng | ||
10 | 1 | Hiểu bối cảnh và nhu cầu xã hội | |
10 | 1 | 1 | Hiểu hệ thống pháp lý, quy định cho lĩnh vực công nghệ thông tin |
10 | 1 | 2 | Hiểu luật sở hữu trí tuệ |
10 | 1 | 3 | Xác định chuẩn của ngành CNTT |
10 | 1 | 4 | Khái quát quy trình tuyển dụng, văn hóa công ty |
10 | 1 | 5 | Xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp |
10 | 1 | 6 | Có tư duy khởi nghiệp |
10 | 2 | Kỹ năng xây dựng ý tưởng, thiết kế, xây dựng và triển khai ứng dụng | |
10 | 2 | 1 | Hiểu nhu cầu, xác định mục tiêu, chức năng, thành phần và kiến trúc của hệ thống |
10 | 2 | 2 | Quản lý dự án |
10 | 2 | 3 | Mô hình hóa hệ thống |
10 | 2 | 4 | Thiết kế |
10 | 2 | 5 | Triển khai phần cứng, phần mềm và tích hợp hệ thống |
10 | 2 | 6 | Kiểm chứng |