A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Cử nhân Hệ thống thông tin được xây dựng và triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực cử nhân Hệ thống thông tin có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có trách nhiệm nghề nghiệp, nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, khả năng tổ chức và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong các tổ chức kinh tế, xã hội.
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các phương pháp phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin, kỹ năng khảo sát tài liệu, phân tích dữ liệu, lập luận và giải quyết vấn đề, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, làm việc nhóm, phát triển tư duy phản biện.
2. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Cử nhân Hệ thống thông tin có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, bảo trì các dự án công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng khác nhau của cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…).
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy công nghệ thông tin tại trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
- Giám đốc thông tin (CIO), cán bộ quản lý dự án, quản trị viên cơ sở dữ liệu.
- Có thể làm việc với vai trò là một chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT hoặc một lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước, các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin.
3. Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
Hệ thống thông tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẽ các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. Các tổ chức sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau: nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt được nhiều khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ tạo đà cho sự phát triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các tổ chức là một nhu cầu tất yếu. Hệ thống thông tin tác động đến mọi người làm việc trong các tổ chức, đặc biệt là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý kinh tế – xã hội, hành chính – tài chính, kinh doanh – thương mại,…trong thực tế đã thúc đẩy hình thành khoa học về hệ thống thông tin. Tùy thuộc vào mục tiêu quản lý mà hệ thống thông tin có những sắc thái khác nhau. Hoạt động trong lĩnh vực này không những đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin mà còn phải am hiểu tương đối chính xác về các khái niệm, về bản chất, hành vi và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ ra quyết định một cách kịp thời, chuẩn xác, đáp ứng nhu cầu tổ chức, nhu cầu xã hội.
Từ nhu cầu xã hội về đào tạo các cử nhân có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và điều hành hoạt động của các hệ thống thông tin đang ngày càng cao, khoa Hệ thống thông tin đưa ra chương trình đào tạo nhằm đào tạo các sinh viên thành những người có kiến thức và kĩ năng vững vàng trong việc xây dựng, vận hành một hệ thống thông tin.
Hơn nữa, việc xây dựng chương trình đào tạo Cử nhân Hệ thống thông tin góp phần mở rộng khả năng nghiên cứu, đào tạo và hợp tác trong lĩnh vực Hệ thống thông tin của Trường Đại học Công nghệ thông tin với các tổ chức, đơn vị có chức năng nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.
B. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Hình thức đào tạo: chính quy tập trung.
Số tín chỉ đào tạo: Tối thiểu 132 (bao gồm cả ngoại ngữ) áp dụng cho Khóa 2022. Các Khóa khác vui lòng xem tại Chương trình đào tạo của từng Khóa
Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ chính).
C. TUYỂN SINH
Thông tin tuyển sinh ngành Hệ thống Thông tin: vui lòng xem tại https://httt.uit.edu.vn/dai-hoc-nganh-he-thong-thong-tin/
Thông tin chi tiết về phương thức tuyển sinh: vui lòng xem tại https://tuyensinh.uit.edu.vn/
D. QUY CHẾ ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo được thực hiện căn cứ vào Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin cho hệ đại học chính quy do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 790/QĐ-ĐHCNTT-ĐTĐH ngày 28/09/2022.
E. CHUẨN ĐẦU RA (áp dụng từ Khóa 2022)
Chuẩn đầu ra (Learning Outcomes – LO) của CTĐT bao gồm những chuẩn đầu ra chung dưới đây, được tham chiếu với chuẩn đầu ra của ABET 2021-2022 và Bộ năng lực SV tốt nghiệp ĐHQG ban hành theo quyết định 1658/QĐ-ĐHQG năm 2020 (GAC).
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Cử nhân chính quy ngành Hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra (CĐR) sau:
- (LO1) Nắm vững kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và hiểu khả năng vận dụng những kiến thức đó vào ngành Hệ thống thông tin và thực tiễn (abet 3.1).
- (LO2) Nắm vững kiến thức nền tảng và một số kiến thức chuyên sâu của ngành Hệ thống thông tin để ứng dụng vào thực tiễn (abet 3.2, gac 2.b).
- (LO3) Khảo sát tài liệu, lập luận, phân tích và đề xuất giải pháp cho vấn đề liên quan đến ngành Hệ thống thông tin; nhận thức về sự cần thiết của học tập suốt đời (abet 3.6, abet 3.7, gac 2.a)
- (LO4) Thiết kế, hiện thực hóa và đánh giá hệ thống, giải pháp của ngành Hệ thống thông tin (abet 3.2, abet 3.6, gac 2.a)
- (LO5) Giao tiếp, hợp tác hiệu quả với các cá nhân và tập thể trong những ngữ cảnh chuyên ngành nhất định (abet 3.5, gac 2.c)
- (LO6) Giao tiếp trong công việc, đọc hiểu tài liệu và trình bày các giải pháp chuyên ngành bằng ngoại ngữ
- (LO7) Hiểu biết về lãnh đạo và quản lý (gac2.d)
- (LO8) Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật và các giá trị đạo đức (abet 3.4)
Chuẩn đầu ra trên được thể hiện trong bảng cuối cùng của trang.
F. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 17 (2022 – 2026), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa17
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 16 (2021 – 2025), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa16
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 15 (2020 – 2024), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa15
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 14 (2019 – 2023), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa14
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 13 (2018 – 2022), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa13
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 12 (2017 – 2022), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa12
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 11 (2016 – 2021), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa11
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 10 (2015 – 2020), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa10
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 9 (2014 – 2019), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa9
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 8 (2013 – 2018), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa8
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khóa 7 (2012 – 2017), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa7
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 5 (2010 – 2015), xem chi tiết tại:CTĐT_nganhHTTT_Khoa5.pdf
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 4 (2009 – 2014), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa4.pdf
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 3 (2008 – 2013), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa3.pdf
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 2 (2007 – 2012), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa2.pdf
- Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 1 (2006 – 2011), xem chi tiết tại: CTĐT_nganhHTTT_Khoa1.pdf
G. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Công nhận tốt nghiệp:
- Sinh viên đã tích lũy tối thiểu số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình đào tạo (VD: 132 tín chỉ đối với Khóa 2022), đã hoàn thành các môn học bắt buộc của chương trình đào tạo tương ứng với chuyên ngành.
- Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng đủ các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo hiện hành của Trường Đại học Công nghệ Thông tin cho hệ đại học chính quy.
SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ THỨ TỰ HỌC GIỮA CÁC MÔN
(Áp dụng từ Khóa 2022)
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HTTT
CĐR |
MÔ TẢ CĐR |
1 | ( LO 1) Kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội |
1.1 | Kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên |
1.2 | Kiến thức nền tảng về khoa học xã hội |
2 | (LO2) Kiến thức nền tảng và chuyên sâu ngành HTTT |
2.1 | Kiến thức kiến trúc máy tính |
2.2 | Kiến thức hệ điều hành |
2.3 | Kiến thức mạng máy tính và truyền thông |
2.4 | Kiến thức lập trình |
2.5 | Kiến thức giải thuật |
2.6 | Kiến thức quản lý thông tin |
2.7 | Kiến thức ngành |
3 | (LO3) Khảo sát tài liệu, lập luận, phân tích và đề xuất giải pháp |
3.1 | Hình thành giả thiết, mô tả bài toán, khảo sát tài liệu (nguồn dữ liệu, phân loại thông tin, độ tin cậy dữ liệu) |
3.2 | Lập luận, phân tích, sử dụng các mô hình (mô hình khái niệm, mô hình toán học, trực quan…) |
3.3 | Xây dựng các giải pháp, tổng hợp, hạn chế và khuyến nghị |
3.4 | Cập nhật kiến thức mới liên quan ngành, học tập suốt đời |
4 | (LO4) Thiết kế, hiện thực hóa hệ thống |
4.1 | Xác định yêu cầu, hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai hiện thực hệ thống |
4.2 | Đánh giá hệ thống |
5 | (LO5) Giao tiếp, hợp tác hiệu quả với các cá nhân và tập thể |
5.1 | Điều hành hoạt động nhóm (lên kế hoạch, lập lịch họp, quy tắc làm việc nhóm, tinh thần hợp tác, thương lượng, thỏa thuận, điều chỉnh các xung đột) |
5.2 | Xác định mục tiêu, nội dung, phong cách và phương tiện giao tiếp |
5.3 | Giao tiếp văn bản đúng ngữ pháp, ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn |
5.4 | Giao tiếp trực quan (thuyết trình điện tử, email, tin nhắn, hội thảo qua video, biểu đồ, trang web…) |
5.5 | Thuyết trình (thiết kế bài thuyết trình, giọng nói, giao tiếp không lời) |
5.6 | Chủ động đặt câu hỏi, lắng nghe và đối thoại |
6 | (LO6) Đ ọc hiểu, thuyết trình bằng ngoại ngữ |
6.1 | Giao tiếp nói, viết tổng quát |
6.2 | Đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ, thuyết trình |
7 | (LO7) Lãnh đạo và quản lý |
7.1 | Hiểu rõ các hoạt động lãnh đạo, hoạt động quản lý |
8 | (LO8) Trách nhiệm nghề nghiệp, pháp luật và các giá trị đạo đức |
8.1 | Rèn luyện tư duy phản biện |
8.2 | Quản lý thời gian và nguồn lực |
8.3 | Đạo đức, trung thực và trách nhiệm xã hội |
8.4 | Tác phong văn minh, lịch sự nơi làm việc và trong xã hội |
8.5 | Xác định mục tiêu cuộc sống, đóng góp của cá nhân cho cộng đồng |
8.6 | Hiểu và tôn trọng hệ thống pháp luật của Nhà nước |