A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo kỹ sư Hệ thống thông tin được xây dựng và triển khai để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực kỹ sư Hệ thống thông tin chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống thông tin dựa trên máy tính, có năng lực tổ chức và phát triển các ứng dụng tin học nhằm hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý trong các tổ chức kinh tế, xã hội.
Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, những thành tựu mới nhất của ngành hệ thống thông tin; các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống, những kỹ năng phân tích, tổng hợp, lập giải pháp, phát triển khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
2. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Kỹ sư Hệ thống thông tin có thể làm việc ở những phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
a) Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, bảo trì các dự án công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng khác nhau của cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…).
b) Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Giảng dạy công nghệ thông tin tại trường đại học, cao đẳng và phổ thông.
c) Giám đốc thông tin (CIO), cán bộ quản lý dự án,quản trị viên cơ sở dữ liệu.
d) Có thể làm việc với vai trò là một chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển CNTT hoặc một lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước, các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin.
3. Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
Hệ thống thông tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẽ các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. Các tổ chức sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau: nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt được nhiều khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ tạo đà cho sự phát triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các tổ chức là một nhu cầu tất yếu. Hệ thống thông tin tác động đến mọi người làm việc trong các tổ chức, đặc biệt là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý kinh tế – xã hội, hành chính – tài chính, kinh doanh – thương mại,…trong thực tế đã thúc đẩy hình thành khoa học về hệ thống thông tin. Tùy thuộc vào mục tiêu quản lý mà hệ thống thông tin có những sắc thái khác nhau. Hoạt động trong lĩnh vực này không những đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin mà còn phải am hiểu tương đối chính xác về các khái niệm, về bản chất, hành vi và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhằm hỗ trợ ra quyết định một cách kịp thời, chuẩn xác, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống.
Từ nhu cầu thực tiễn về đào tạo các kỹ sư có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và điều hành hoạt động của các hệ thống thông tin đang ngày càng cao, khoa Hệ thống thông tin đưa ra chương trình đào tạo nhằm đào tạo các sinh viên thành những người có kiến thức và kĩ năng vững vàng trong việc xây dựng, vận hành một hệ thống thông tin.
Hơn nữa, việc xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư Hệ thống thông tin góp phần mở rộng khả năng nghiên cứu, đào tạo và hợp tác trong lĩnh vực Hệ thống thông tin của Trường Đại học Công nghệ thông tin với các tổ chức, đơn vị có chức năng nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.
B. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
– Hình thức đào tạo: chính quy tập trung.
– Thời gian đào tạo: 4.5 năm trải đều trên 9 học kỳ.
C. TUYỂN SINH
– Năm 2015 thí sinh muốn thi vào UIT sẽ thi kỳ thi THPT Quốc gia để lấy điểm xét tuyển vào UIT.
– UIT tuyển sinh các môn khối A & A1 ( năm 2015 không nhân hệ số môn Toán)
– Tuyển thẳng: Các học sinh giỏi là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì các môn Toán, Lý, Tin học trong các kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 toàn quốc.
– Tiêu chuẩn xét tuyển:
+ Xếp loại hạnh kiểm học kỳ 1 năm lớp 12 phải đạt loại khá trở lên
+ Điểm trung bình tống cộng 5 học kỳ ( lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt 6.5 trở lên.
Thí sinh có thể xem thêm các thông tin khác tại trang : https://tuyensinh.uit.edu.vn/intro/
D. QUY CHẾ ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo được thực hiện căn cứ vào Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin cho hệ đại học chính quy do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-ĐHCNTT-ĐTĐH ngày 28/01/2013.
E. CHUẨN ĐẦU RA
Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành Hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
– Nắm vững kiến thức khoa học cơ bản và có khả năng vận dụng vào chuyên ngành.
– Nắm vững kiến thức kiến thức nền tảng, nâng cao ngành hệ thống thông tin, các kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình, tổ chức và khám phá tri thức vận dụng vào thực tiễn nhằm hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý. Đề xuất giải pháp cho các vấn đề trong lĩnh vực CNTT để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu khả thi, chứng tỏ được sự hiểu biết phù hợp với đương thời.
– Có khả năng làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trình độ Anh văn đạt từ TOEIC 450, TOEFL iBT 45, TOEFL ITP 430, IELTS 4.5, BULATS 47 hoặc tương đương.
– Có kỹ năng tự học các kiến thức bổ trợ để phục vụ cho hướng công việc tương lai.
– Có khả năng giao tiếp xã hội, kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp tốt.
– Ý thức được vai trò, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong xã hội, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.
– Có nhận thức được sự cần thiết của việc học tập suốt đời, có kiến thức chuyên môn rộng, hiểu được tác động của các công nghệ mới trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu.
Chuẩn đầu ra trên được thể hiện theo CDIO như sau:
|
F. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
– Chương trình đào tạo ngành HTTT áp dụng từ năm 2012 trở đi, xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa7
– Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 5 (2010 – 2015), xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa5.pdf
– Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 4 (2009 – 2014), xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa4.pdf
– Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 3 (2008 – 2013), xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa3.pdf
– Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 2 (2007 – 2012), xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa2.pdf
– Chương trình đào tạo ngành HTTT – Khoá 1 (2006 – 2011), xem nội dung: CTĐT_nganhHTTT_Khoa1.pdf